• This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Trắc Nghiệm MBTI Phần 1

Trắc Nghiệm MBTI Phần 1

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

Trước khi làm bài trắc nghiệm MBTI miễn phí này – sỡ dĩ phải nói là Free là vì đây là loại trắc nghiệm có trả phí… Vì lẽ đó, tôi thành thật khuyên bạn nên đọc kỹ và tìm hiểu sơ qua kiến thức cơ bản về MBTI, hệ thống phân loại tính cách này được đánh giá như thế nào, áp dụng ra sao qua tất cả các phần trong bài viết này.

Tôi chia bài viết này ra 2 phần, tất nhiên phần 1 là phần chính và quan trọng nhất với bài trắc nghiệm chuẩn. Còn phần 2 là một phần Bonus, để các bạn tham khảo lại tính chính xác của bảng phân loại.

Cũng nói ngay từ đầu, tất cả các bài viết về kết quả của từng nhóm tính cách trong phân loại MBTI tại Website này: 70% là lấy nguồn từ trang MBTI – các bạn có thể đối chiếu kết quả ngay tại trang gốc. Tuy nhiên, 30% còn lại trong tất cả các bài viết ở đây là được bổ sung từ các bài tôi sưu tầm được trên mạng. Bởi tôi thích kiến thức được tổng hợp và trình bày lại một cách đầy đủ nhất nên tôi tổng hợp lại. Do vậy, tôi không có liên hệ nào trong việc đúng sai trong nội dung cũng như giữ tác quyền của bản dịch mà chỉ trong vai trò của một trang lưu trữ thông tin. Vì vậy, nếu nghi ngờ về nội dung trong các bài viết ở đây là không chính xác – 1 lần nữa tôi khuyến khích các bạn tra cứu và so sánh với trang chuyên về MBTI khác.

Tôi có một vài điều + kinh nghiệm muốn chia sẻ trước khi bạn thực hiện 64 câu hỏi trắc nghiệm này.

1/ Với một số người, chắc chắn rằng sẽ chẳng bao giờ có thứ gì miêu tả chính xác về họ… kể cả trắc nghiệm MBTI. Lý do là vì họ chỉ đi tìm, chỉ trả lời theo cái mà họ muốn chứ không phải là cái mà họ đang thực có, đang là như vậy. Trước đây, trước khi viết bài trắc nghiệm MBTI miễn phí này… tôi từng bỏ rất nhiều tiền để trắc nghiệm cho những người bạn của mình song song cả 2 hệ thống có trả phí và cả miễn phí.

Trong số đó, có vài người mà ngay từ khi bắt đầu tôi đã biết kết quả sẽ sai… và luôn sai. Vì họ trả lời không đúng như tính cách mà tôi nhận thấy là họ đang có mà chỉ trả lời theo cái ý: “Với câu hỏi này tôi muốn trả lời như thế này này…” Cá biệt có người còn đòi phải trả lời sao cho phải ra kết quả là: “Người nhìn xa trông rộng” hoặc “Nhà khoa học” thì mới chịu. 

2/ Bạn có thể hoàn toàn không cần theo hướng dẫn của tôi cũng như không cần tham khảo bài dịch về 64 câu hỏi trắc nghiệm + phần diễn giải của riêng tôi trong mỗi câu hỏi để hoàn thành bài trắc nghiệm khi bạn tự tin với vốn kiến thức ngoại ngữ của mình thì bạn có quyền bỏ qua bài viết này.

Nếu không tin tưởng bản dịch của tôi: Bạn có thể tìm đến trang MBTI khác để làm bài trắc nghiệm tại đó.

3/ Một vài bạn thấy mình thường bị dao động bởi kết quả của các cặp xu hướng (chỉ thay đổi duy nhất 1 chữ cái trong tên của kết quả). Đó là vì ai cũng có đủ cả 4 cặp xu hướng: [E/I], [N/S], [T/F], [J/P], quan trọng là bạn thường xuyên sử dụng khuynh hướng nào nhiều hơn mà thôi. Bạn Feeling [F] không có nghĩa là bạn không có Thinking [T]. Bạn Nguyên Tắc [J] không có nghĩa là bạn không Linh Hoạt [P] và ngược lại. Đây là điều rất bình thường.

Trên thực tế, tôi tự kiểm nghiệm kết quả với bản thân mình qua 3 lần – 1 lần trả phí và 2 lần miễn phí. Kết quả là dù chỉ số % có dao động qua mỗi lần trắc nghiệm nhưng vẫn chỉ là 1 kết quả duy nhất. Và tôi cũng mong bạn nhìn nhận và khẳng định kết quả từ góc nhìn như thế – làm trắc nghiệm nhiều lần để kiểm chứng lại kết quả chính xác nhất với mình nếu rơi vào trường hợp kết quả đôi khi thay đổi 1 chữ cái duy nhất ở các cặp xu hướng… chứ không phải là vì miễn phí rồi chúng ta làm nhiều lần để đi tìm kiếm kết quả mà mình muốn có được như một vài trường hợp tôi vừa kể trên.

4/ Khuyến cáo: Bài trắc nghiệm nghiêm túc này không dành cho người chưa trưởng thành về mặt tâm lý bởi nếu áp dụng sẽ cho ra kết quả không đúng. Hãy làm trắc nghiệm trong lúc tinh thần ổn định và thoải mái nhất – không bị vướng bận thời gian cũng là một ưu tiên (làm với tâm trạng như khi đi nghĩ mát, du lịch và tận hưởng). Trả lời trung thực với bản thân, với kết quả mà bạn cho là miêu tả gần đúng với mình nhất bởi vì đừng sợ hay mắc cỡ – chắc chắn rằng sẽ không có ai dòm ngó câu trả lời của bạn mà đánh giá hay trêu chọc để rồi bạn tự trả lời sai sự thật.

Nếu cảm thấy đang bị áp lực với nhiều thứ suy nghĩ trong cuộc sống thì đừng làm, hãy dời lại lúc khác. Để kiểm tra tính chính xác của kết quả khi làm lại lần thứ 2, 3 hoặc những lần khác thì hãy đợi 1 thời gian khoảng 1  – 2 tuần, đừng làm trắc nghiệm này liên tục trong thời gian ngắn để tìm kiếm kết quả chắc chắn nhất – vì nó sẽ sai.

16 loại hình tính cách trong bản phân loại MBTI – tất cả không nhắm vào mục tiêu miêu tả tính cách của bạn là đúng hay sai – giống hay không giống. Mỗi loại tính cách đều mang ưu và nhược điểm được chỉ ra để chúng ta nâng cao, phát huy nếu là ưu điểm cũng như khắc phục – triệt tiêu dần để hoàn thiện khả năng của chính mình. Đó chính là mong muốn và ý nghĩa mà bài trắc nghiệm MBTI mang lại.


Giới Thiệu

Bài kiểm tra phân loại tính cách MBTI (Myers-Briggs Type Indicator) được phát triển gần 60 năm trước đây bởi Katharine Cook Briggs và con gái của bà – Isabel Briggs Myers. Cùng với sự hợp tác đắc lực của nhà tâm lý học nổi tiếng người Thuỵ Sỹ, Carl G. Jung.

MBTI ban đầu được tạo dựng để mọi người có thể đưa ra những quyết định lựa chọn nghề nghiệp thông minh và giúp đỡ mọi người hiểu được sự khác biệt của các dạng tính cách thông thường. Sau nhiều năm được nghiên cứu và phát triển thêm, MBTI được xem là công cụ phân loại tính cách chính xác nhất và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. MBTI đã được dịch ra khoảng 30 ngôn ngữ và cứ mỗi năm trên thế giới lại có hàng triệu người làm trắc nghiệm MBTI để hiểu thêm về tính cách của bản thân. Nhiều nhà tuyển dụng, các tập đoàn đa quốc gia cũng áp dụng xen kẽ trắc nghiệm MBTI trong các câu hỏi để phân loại và phát triển nhân viên, ứng cử viên nhắm tối ưu nguồn nhân lực.

Việc hiểu được sự đa dạng của các dạng tính cách cá nhân khác nhau sẽ giúp mọi người nhận ra và đánh giá đúng các điểm mạnh, điểm yếu của từng người, nhờ đó trả lời được câu hỏi tại sao tất cả mọi người không ai giống ailý giải được câu hỏi tại sao mình có xu hướng hành động khác những người khác. MBTI cũng sẽ giúp bạn thành công hơn trong những mối quan hệ nhờ thấu hiểu và thông cảm được với suy nghĩ và hành động của những người xung quanh mình, từ đó có cách ứng xử phù hợp và khéo léo nhất. Bên cạnh đó, MBTI cũng là một trong những công cụ giúp bạn định hướng công việc phù hợp với bản thân.

 

MBTI là phương pháp dùng để phân loại tính cách con người với 4 tiêu chí phân loại:

1/ XU HƯỚNG TỰ NHIÊN: Extraversion (Hướng ngoại) / Introversion (Hướng nội)

Đây là 2 xu hướng đối lập thể hiện xu hướng ứng xử với thế giới bên ngoài.

  • Hướng ngoại – hướng về thế giới bên ngoài gồm các hoạt động, con người, đồ vật.
  • Hướng nội – hướng vào nội tâm, bao gồm ý nghĩ, tư tưởng, trí tưởng tượng.

Đây là 2 mặt đối lập nhưng bổ sung lẫn nhau. Tuy nhiên, một mặt sẽ chiếm ưu thế trong việc phát triển tính cách và ảnh hưởng đển cách ứng xử.

2/ TÌM HIỂU VÀ NHẬN THỨC THẾ GIỚISensing (Giác quan) / iNtuition (Trực giác)

Đây là 2 xu hướng đối lập nhau về cách chúng ta tiếp nhận thông tin từ thế giới bên ngoài.

  • Trung tâm “Giác quan” trong não bộ chú ý đến các chi tiết liên quan đến hình ảnh, âm thanh, mùi vị… của hiện tại được đưa đến từ 5 giác quan của cơ thể. Nó phân loại, sắp xếp và ghi nhận những chi tiết của các sự kiện thực tế đang diễn ra. Nó cũng cung cấp các thông tin chi tiết của các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.
  • Trung tâm “Trực giác” của não bộ chịu trách nhiệm tìm hiểu, diễn dịch, và hình thành các mô hình từ thông tin thu thập được; sắp xếp các mô hình và liên hệ chúng với nhau. Nó giúp cho não bộ suy đoán các khả năng và tiên đoán tương lai.

3/ QUYẾT ĐỊNH VÀ CHỌN LỰAThinking (Lý trí) / Feeling (Tình cảm)

Đây là 2 xu hướng đối lập về cách chúng ta đưa ra quyết định và lựa chọn của mình.

  • Phần lý trí trong não bộ con người phân tích thông tin một cách khách quan, làm việc dựa trên đúng/sai, suy luận và đưa ra kết luận một cách có hệ thống. Nó là bản chất logic của con người.
  • Phần cảm giác của não bộ đưa ra quyết định dựa trên xem xét tổng thể; yêu/ghét; tác động qua lại lẫn nhau; và các giá trị nhân đạo hay thẩm mỹ. Đó là bản chất chủ quan của con người.

4/ CÁCH THỨC HÀNH ĐỘNGJudging (Nguyên tắc) / Perceiving (Linh hoạt)

Đây là cách thức mà mỗi người lựa chọn để tác động tới thế giới bên ngoài.

  • Nguyên tắc: tiếp cận thế giới một cách có kế hoạch, có tổ chức, có chuẩn bị, quyết định và đạt đến một kết cục rõ ràng.
  • Linh hoạt: tiếp cận thế giới một cách tự nhiên, tìm cách thích nghi với hoàn cảnh, thích một kết cục bỏ ngỏ, chấp nhận những cơ hội mới, và chấp nhận thay đổi kế hoạch.

ĐẶC ĐIỂM CHUNG

I – INTROVERSION – (HƯỚNG NỘI)

  • Suy nghĩ và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi hành động
  • Cần có một khoảng thời gian riêng tư đáng kể để nạp năng lượng
  • Hứng thú với đời sống nội tâm, đôi khi tự cô lập với thế giới bên ngoài
  • Thích nói chuyện riêng tư 2 người.
  • Hiếm khi chủ động xin ý kiến của người khác

E – EXTRAVERSION– (HƯỚNG NGOẠI)

  • Hành động trước hết, suy nghĩ và cân nhắc sau
  • Cảm thấy khổ sở nếu bị cách ly với thế giới bên ngoài
  • Hứng thú với con người và sự việc xung quanh
  • Quảng giao, thích tiếp xúc với nhiều người
  • Dễ bắt chuyện

S – SENSING  – (CẢM GIÁC)

  • Sống với hiện tại
  • Thích các giải pháp đơn giản và thực tế
  • Có trí nhớ tốt về các chi tiết của những sự kiện trong quá khứ
  • Giỏi áp dụng kinh nghiệm
  • Thoải mái với những thông tin rõ ràng và chắc chắn

N – INTUITION – (TRỰC GIÁC)

  • Hay nghĩ đến tương lai
  • Sử dụng trí tưởng tượng, hay sáng tạo ra những khả năng mới
  • Thường chỉ nhớ đến ý chính và các mối liên hệ
  • Giỏi vận dụng lý thuyết
  • Thoải mái với sự nhập nhằng, hay những thông tin không rõ ràng

T – THINKING  – (LÝ TRÍ)

  • Luôn tìm kiếm sự kiện và tính logic để đưa ra kết luận
  • Có xu hướng để tâm đến các nhiệm vụ, công việc cần phải hoàn thành
  • Dễ dàng đưa ra những phân tích thấu đáo và khách quan
  • Chấp nhận xung đột là một phần tự nhiên trong mối quan hệ giữa người với người.

F – FEELING – (TÌNH CẢM)

  • Xem xét cảm xúc cá nhân và ảnh hưởng của một quyết định lên người khác trước khi đưa ra quyết định đó.
  • Nhạy cảm với những nhu cầu và phản ứng của người khác.
  • Tìm kiếm sự nhất trí và ý kiến của số đông.
  • Khó xử khi có xung đột; hoặc có phản ứng tiêu cực khi xảy ra bất hòa.

J – JUDGING – (NGUYÊN TẮC)

  • Có kế hoạch chu đáo trước khi hành động
  • Tập trung vào các hoạt động có tính nhiệm vụ, hoàn tất các công đoạn quan trọng trước khi tiếp tục
  • Làm việc tốt nhất và không bị stress khi hoàn thành công việc trước thời hạn
  • Tự đặt ra mục tiêu, thời hạn, và các chuẩn mực để quản lý cuộc sống

P – PERCEIVING – (LINH HOẠT)

  • Có thể hành động mà không cần lập kế hoạch; lập kế hoach tùy theo tình hình
  • Thích làm nhiều việc cùng lúc, thích sự đa dạng, có thể vừa làm vừa chơi
  • Chịu sức ép tốt, làm việc hiệu quả nhất khi công việc gần hết hạn
  • Tìm cách tránh né cam kết nếu nó ảnh hưởng đến sự linh động, sự tự do và da đạng của bản thân

Phân Loại và Xác Định:

Các yếu tố được đề cập ở trên tuy trái ngược nhau nhưng chỉ nhằm thể hiện sự khác nhau giữa con người và không có yếu tố nào tốt hơn các yếu tố còn lại. Từ 4 tiêu chí này, đưa ra 16 tính cách MBTI khác nhau. Tên của mỗi nhóm đều có 4 chữ cái, đại diện cho 4 tiêu chuẩn phân loại. Cho nên việc đọc tên 4 chữ cái này có thể đã tóm tắt xu hướng tính cách chính của nhóm đó.

Và tên gọi của 16 nhóm này không ảnh hưởng và xác định xu hướng nghề nghiệp như nhiều bạn lầm tưởng. Chính xác đó chỉ là 1 tên gọi chung để xác định nhóm tính cách. Ví như bạn làm trắc nghiệm cho ra kết quả Nhà Khoa Học thì không nhất thiết bạn phải cố gắng để trở thành nhà khoa học cho đúng tên gọi của nhóm đó – điều này thật điên và ngớ ngẩn. Thông suốt điều này sẽ hiểu chính xác đó chỉ là tên gọi theo nét tính cách của nhóm và không ảnh hưởng gì đến những lựa chọn công việc, nghề nghiệp mà bạn đã chọn theo từ bấy lâu. Tên gọi được đặt theo những tiêu chuẩn khác nhau, ở một số trang Web nước ngoài các tên gọi này đều được thay đổi – cũng như nhóm INTP – chúng ta gọi đây là nhóm những Nhà Tư Duy nhưng ở 1 số nơi họ gọi đấy là nhóm Architects tức là Kiến Trúc Sư hoặc Người Sáng Tạo. Một lần nữa cho thấy tất cả chỉ là 1 cái tên được đặt để dễ phân biệt và gọi – hãy chú ý điều này.

Người kiểm tra cần trả lời 64 câu hỏi dạng trắc nghiệm dựa trên các tiêu chí trên để xác định cá tính của một cá nhân. Những người làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin rất đa dạng nhưng họ không phải là những người có cá tính hướng ngoại hay thu thập thông tin dựa theo giác quan. MBTI nhận dạng tính cách là công cụ ra đời để đáp ứng nhu cầu tất yếu để giúp các nhà quản lý trong quản lý nhân sự.

Bản thân thấy tinh thần thoải mái, và không bị bó buộc bởi kết quả trắc nghiệm thế nào vì mỗi một khả năng kết hợp 4 tiêu chí trên là một loại tính cách của con người. Và theo cách như vậy thì có 16 loại tính cách. Tuy nhiên các tính cách đó được phân thành 4 nhóm sau:
 
  • Drivers – Lôi kéo:                INFJ, INFP, INTJ, INTP
  • Expressives – Biểu thị:      ENFJ, ENFP, ENTJ, ENTP
  • Analyticals – Phân tích:    ESTJ, ESFJ, ESTP, ESFP
  • Amiables – Dễ kết thân:    ISTJ, ISFJ, ISTP, ISFP
 
MBTI có những ứng dụng điển hình sau:

– MBTI là 1 công cụ hỗ trợ nhận dạng một số tính cách, cá tính, tâm lý riêng của từng người (khám phá bản thân).

– MBTI giúp chúng ta tổ chức, sắp xếp các cá nhân lại với nhau để tạo nên một tập thể gắn kết, làm việc hiệu quả, phát huy tối đa những điểm mạnh và hạn chế những khuyết điểm của từng cá nhân cũng như việc bố trí các cá nhân với những vai trò và nhiệm vụ phù hợp với tính cách, sở thích của họ. Giúp các thành viên trong nhóm hiểu nhau hơn và đưa ra những ứng xử phù hợp.

– Các công ty thường dùng công cụ MBTI để kiểm tra tính cách của các ứng viên tuyển dụng, để xem ứng viên mạnh mặt nào và yếu mặt nào, xem thử ứng viên có thích hợp với công việc mà công ty giao hay không.

– Trong việc quản lý nhân sự cho dự án, vấn đề phát triển các nhóm để thực hiện cho từng phần của dự án đóng một vai trò hết sức vai trò quan trọng. Nó có thể ảnh hưởng đến cả chất lượng, tiến độ của dự án. Các thành viên trong nhóm nếu hòa hợp nhau thì công việc thực hiện dự án sẽ đúng với tiến độ và thời gian được đề ra từ lúc ban đầu. Để thành lập nhóm, nhóm trưởng thường dùng công cụ MBTI để test các thành viên chuẩn bị tham gia vào nhóm, xem thử cá tính của thành viên đó có hòa hợp với nhóm không.

– MBTI phục vụ cho mục đích hướng nghiệp. Qua bài trắc nghiệm sẽ thu thập được các tính cách điển hình, đối chiếu với yêu cầu tính cách và kỹ năng của các ngành nghề để đánh giá độ tương hợp và đưa ra khuyến nghị những nhóm ngành nghề phù hợp.
BÀI TRẮC NGHIỆM MBTI
Còn bây giờ, hãy vào trang gốc cung cấp 64 câu hỏi trắc nghiệm MBTI miễn phí tại đây .Và mở song song bài dịch dưới đây để đối chiếu và trả lời theo thứ tự lần lượt cho đến khi hoàn tất và nhấn vào nút "Score It" ở trang gốc để lấy kết quả.
Chú ý: Vì đây là những câu hỏi mang tính hệ thống, tất cả các câu đều liên quan đến nhau. Luôn nhớ trong khi làm trắc nghiệm này, trong từng câu hỏi - Hãy chọn đáp án thích hợp cho mỗi câu hỏi sau. Để có kết quả chính xác, bạn hãy chọn đáp án chính xác và trung thực với bản thân mình nhất. 
Cách trả lời hiện nay có 5 lựa chọn cho mỗi câu hỏi. 5 lựa chọn này sẽ đi từ mức độ như sau: 
1/ YES (viết Hoa – chữ lớn) – Rất chính xác, hoàn toàn chính xác, tuyệt đối đúng, chuẩn cơm mẹ nấu (CCMN)! Thang điểm 9 – 10.
2/ yes (viết thường – chữ nhỏ) – Gần đúng, có phần nào đó đúng như vậy nhưng không phải tuyệt đối. Thang điểm 7 – 8.
3/ Uncertain: Không rõ ràng, không chắc chắn, lưỡng lự, không biết rõ là có hay không có, đúng hay không đúng. Thang điểm 5 – 6.
4/ no (viết thường – chữ nhỏ) – có 1 xíu xiu nho nhỏ nào đó bản thân cẩm thấy điều này không hẳn là sai với bản thân, nhưng để khẳng định sự tuyệt đối cho câu hỏi thì không phải. Cũng như yes nhỏ – nhưng ở thái cực ngược lại. Thang điểm 3 – 4.
5/ NO  (viết Hoa – chữ lớn) – Ngược lại với YES lớn. Nghĩa là Hoàn toàn không chính xác, khẳng định chắc chắn không phải.
Hãy tin vào trực giác và lựa chọn phương án dựa theo thói quen, phản ứng tự nhiên hoặc những gì mình hay làm. Hãy nhớ rằng, không có câu trả lời đúng hay sai, chỉ có câu trả lời thể hiện chính xác nhất với bạn, do đó, bạn hãy trả lời một cách chân thật nhất.
1/ Bạn gần như không bao giờ trễ hẹn?
(Vẫn có trễ hẹn nhưng ở mức độ thấp – thỉnh thoảng hoặc hiếm khi trễ hẹn)
2/ Bạn thích công việc đòi hỏi tính năng động và cường độ cao?
(Tức là tham gia vào một môi trường công việc mà dù ở mức độ cá nhân hay tập thể thì tiêu chí là sự linh hoạt như một guồng máy – không gian làm việc mà ở đó đều tất bật đòi hỏi phải xử lý nhiều công việc với nhịp độ nhanh và dường như không ngừng nghỉ. Vừa kết thúc việc này thì đã có dự án và mục tiêu khác để thực hiện và đeo đuổi.)
3/ Bạn luôn muốn mở rộng thêm những mối quan hệ xã hội rộng rãi?
(Muốn quen biết với mọi tầng lớp mọi giới mà mình gặp như bạn trong công việc, học tập, ngoại giao… có thể hiểu là càng kết thân với nhiều người thì càng tốt.)
4/Bạn có cảm giác cuốn hút khi xem phim ảnh, TV?
(Cảm giác dễ bị thu hút vào những bộ phim, những chương trình truyền hình hấp dẫn hoặc đôi khi là cảm giác thấy hình ảnh cuộc sống của mình qua những bộ phim đó.)
5/ Bạn thường là người đầu tiên có phản ứng gì đó với một sự kiện bất chợt như: Chuông điện thoại reo hoặc một câu hỏi bất ngờ từ ai đó?
(Đại loại có phản ứng nhanh nhất và rõ ràng nhất nếu trong 1 đám đông , với những sự việc xảy ra đột ngột.)
6/Bạn có cảm thấy thế giới này được xây dựng, được hình thành dựa trên (phần lớn) là lòng trắc ẩn?
Một câu hỏi và cảm giác để đo độ F của bạn. Với tôi, đây là 1 câu hỏi khó cho số đông. Với nhiều người, lòng trắc ẩn là 1 cụm từ khó hiểu (cho số đông). Nó không thể dịch là “sự thương hại” trong câu này được. Nhưng nó cũng không hoàn toàn thuộc về “lòng từ bi”. Lòng trắc ẩn chính là 1 thể hiện của “tình người”… ví như, thay vì bỏ mặc giúp đỡ ai đó là hoàn toàn được trong 1 tình huống, hoàn cảnh không ai có thể trách bạn nhưng bạn lại không làm như vậy. Nếu bạn có thể cảm thấy thế giới này được liên kết và tạo dựng lên từ “tình người” như vậy thì câu trả lời: Yes thuộc về bạn, và không đồng ý với quan điểm này thì cứ No. Hoặc không chắc lắm, 50 – 50 thì cũng không tệ!
7/Bạn có nghĩ mọi thứ trên thế giới này đều có sự liên quan nhau?
(Thuyết Nhân Quả, Thuyết tương đối.)
8/ Bạn cho rằng nghiêm túc tuân thủ theo những luật lệ, quy tắc đã được quy định – được định hình từ trước có khả năng sẽ ngăn chặn một kết quả tốt ở hiện tại?
9/ Rất khó để làm bạn cảm thấy hứng thú, hào hứng với một điều gì đó?
10/ Khi đưa ra một quyết định, bạn dựa nhiều vào cảm xúc của bản thân hơn là các bằng chứng, kết quả phân tích tình huống, hoàn cảnh?
Dù ai nói ngã nói nghiêng… ta vẫn quyết định như 1 người điên!!! (Đùa thôi nhé) Kiểu ai nói gì thì nói… ta vẫn tin cảm giác ta đúng! 
11/ Bạn thường để tâm suy nghĩ nhiều về tương lai của Nhân Loại cũng như định mệnh, số phận Loài Người?
12/ Bạn tin rằng quyết định tốt nhất là quyết định mà ta có thể dễ dàng thay đổi và điều chỉnh?
(Đây là là câu hỏi về xu hướng suy nghĩ của bạn, thường thì với bạn 1 quyết định được đưa ra là chắc như định đóng cột hay là nên thường xuyên thay đổi và điều chỉnh – cái nào tốt hơn? Để diễn giải điều này, bạn tưởng tượng đến mình là 1 vị tướng. Một khi ra lệnh đánh là đánh theo kế hoạch đã vạch ra vì tin rằng mình đã tính toán từng li từng tí chiến thuật không thể thay đổi 1 chi tiếc nào – đây là kiểu đánh bài được ăn cả ngã về không. Hay bạn sẽ là 1 vị chỉ huy đánh một trận theo kiểu nhỏ giọt những trận nhỏ lẽ để theo dõi thăm dò tình hình binh lực và kế hoạch của đối phương, từ đó điều chỉnh để tìm ra con đường hoàn hảo nhất. Đây là kiểu đánh cờ và nhâm nhi trà!!! )
13/ Bạn thường suy nghĩ về những nguyên nhân sâu xa (cốt lõi, gốc rễ) của của những hiện tượng, tình huống, những vấn đề, những sự vật diễn ra?
Như là hiểu được quan điểm tình hình chính trị thế giới, am hiểu thuyết âm mưu, bộ mặt thật của chiêu trò các chính khách, chính trị gia, của ca sĩ, người mẫu… ai là người đứng sau tổ chức xyz, hoặc tại sao những người đứng đầu nước Vi-En-Nờ họ lại hành động như vậy với nhân dân…
14/ Bạn thường hành động ngay lập tức hơn là ngồi tính toán khả năng thành công, suy xét các vấn đề có thể nảy sinh, sau đó ngồi liệt kê những lựa chọn khác nhau?
15/ Bạn tin tưởng ở lý trí, các lập luận logic hơn là tin vào cảm giác, cảm xúc, suy nghĩ của chính mình?
16/ Bạn thiên về sự linh hoạt, dựa nhiều vào ngẫu hứng hơn là lên kế hoạch kỹ càng, cẩn thận một việc gì đó?
17/ Bạn dành nhiều thời gian rảnh rỗi của mình tích cực củng cố các mối quan hệ xã hội như đi mua sắm, tham gia tiệc tùng, đi chơi cùng bạn bè?
18/ Bạn thường lên kế hoạch cụ thể, chi tiết trước khi làm?
19/ Những hành động của bạn thường xuyên bị ảnh hưởng, bị chi phối bởi cảm xúc?
20/ Bạn là người kín đáo, dè dặt – có vẻ xa cách trong giao tiếp, trong các mối quan hệ?
21/Bạn luôn biết làm thế nào để tận dụng mỗi phút trong quỹ thời gian của mình vào mục đích tốt mang lại kết quả thiết thực?
(Ý là không tốn nhiều vào những hoạt động chỉ nhằm… giết thời gian vì quá nhàn rỗi!)
22/ Bạn có xu hướng luôn suy nghĩ, chiêm nghiệm về sự phức tạp của cuộc đời?
23/ Sau khi trãi qua những phút nhộn nhịp, náo nhiệt như dự tiệc, gặp gỡ bạn bè… bạn muốn được tách ra, chỉ ở một mình?
24/ Bạn thường làm việc một cách vội vàng?
25/ Bạn dễ dàng nhận ra, nhìn thấy những nguyên tắc chung, những nguyên lý tổng quát đằng sau những sự kiện, những vấn đề cụ thể?
(Đây là câu hỏi khó, bạn nên cân nhắc lựa chọn của mình vì vấn đề không dễ hiểu, bởi ở đây liên quan đến các "sự ngụy biện của xã hội"” và điều này thì chắc chắn không phải ai cũng rành rẽ để nhìn ra rằng chúng ta thường bị truyền thông hay chính phủ hay 1 nhân vật có ảnh hưởng dẫn dắt – hoặc xỏ mũi chúng ta theo những lập luận và các lý lẽ rất thuyết phục của họ. Mục đích để làm gì thì đa dạng nhưng hầu hết là để ru ngủ đám đông hay tách sự thật của vấn đề ra 1 nơi và đưa bạn vào 1 mớ bòng bong khác chẳng mấy liên quan. Và với cá nhân tôi thì… các bạn Vi-En rất thiếu đề kháng trong vấn đề này.)
26/ Bạn thường xuyên bày tỏ, thể hiện được cảm xúc và cảm giác của mình một cách dễ dàng?
(Câu này các bạn cũng nên cân nhắc, bạn có thật là thật lòng thốt lên được câu: “Con Yêu Mẹ quá!” một cách đầy tình cảm không!?)
27/ Bạn gặp khó khăn khi phải nói lớn giọng?
(Thường là trong các cuộc họp hoặc phải đứng trước nhiều người.)
28/ Bạn cảm thấy nhàm chán nếu chỉ toàn được đọc sách về lý thuyết?
29/ Bạn có xu hướng đồng cảm, cảm thông với người khác?
30/ Bạn đánh giá cao sự công bằng hơn là lòng nhân từ?
(Ở đây “sự công bằng” có thể hiểu là hệ thống công lý, pháp luật nhưng tôi muốn dịch là chữ công bằng hơn là công lý bởi có nhiều người họ đòi hỏi sự công bằng phải được thực hiện ngay cả khi điều đó không có sự hiện diện của luật pháp – điều này ở mức độ tieu cực cũng có và tích cực cũng có)
31/ Bạn nhanh chóng hòa nhập, tham gia vào các hoạt động trong môi trường làm việc mới?
32/ Nói chuyện, giao tiếp, chia sẻ được với càng nhiều người thì bạn càng thấy thoải mái?
33/ Bạn có xu hướng làm việc, giải quyết vấn đề dựa trên kinh nghiệm bản thân hơn là áp dụng lý thuyết hoặc những giải pháp khả thi khác?
(ngay cả khi chúng có vẻ chính xác hơn kinh nghiệm của bạn)
34/ Như 1 nguyên tắc không thay đổi, bạn chỉ tiến hành công việc khi nào bạn có 1 bản kế hoạch rõ ràng và chi tiết.
35/ Dễ dàng thấu hiểu, đồng cảm với những nỗi lo âu của người khác?
36/ Thường thích đọc sách hơn là đi dự tiệc?
37/ Bạn thích là tâm điểm của một buổi tiệc, một sự kiện có nhiều người trực tiếp tham gia?
38/ Bạn nghiêng về ý tưởng thực hiện, trãi nghiệm những phương pháp mới hơn là áp dụng giải quyết theo những giải pháp quen thuộc?
39/ Bạn dễ xúc động trước hoàn cảnh khó khăn của người khác?
40/ Thời hạn (công việc – bài vở – kế hoạch được giao) đối với bạn chỉ mang tính tương đối chứ không quan trọng hay tuyệt đối quan trọng?
41/ Bạn thích tự cô lập mình, tách biệt với sự ồn ào, náo nhiệt bên ngoài?
42/ Bạn cho rằng kiến thức mà mình đang có thường thì do bạn dễ dàng tiếp thu được từ kinh nghiệm thực tế nhiều hơn là từ sách vở hay hướng dẫn sử dụng?
(Câu hỏi này là 1 dạng “kinh nghiệm” thường cũng rất khó trả lời chính xác vì đôi khi chúng ta không trung thực mà chỉ thiên về “đượng nhiên rồi tôi biết mọi thứ chỉ bằng cách này nhận thế giới này hoạt động…”)
43/ Bạn nghĩ rằng tất cả mọi thứ, hầu như đều có thể phân tích, diễn giải được?
44/ Với bạn, thà không có những bất ngờ thì sẽ tốt hơn là những điều bất ngờ – cho dù là những bất đó có thể dẫn đến kết quả tồi tệ hoặc tốt hơn?
(Theo ý tôi là nó nói về những biến động, những thay đổi, những bất ngờ có thể sẽ xảy ra trong cuộc sống mỗi người và cái cách chúng ta nhìn nhận những biến cố đó. Có người cho rằng một cuộc sống yên ả thì tốt hơn là có người bất ngờ không thể đoán trước, nhưng có rất nhiều người cũng nghĩ rằng nếu không có những biến cố xảy ra cho khác mỗi ngày và cũng có thể nó là nguyên nhân làm xáo trộn cuộc sống của họ, họ mới thấy cuộc sống này không còn buồn tẻ, mặc cho điều đó có dẫn họ đến một tình trạng tồi tệ hơn. Quan điểm cuả bạn thì sao? Đồng ý hay không đồng ý?)
45/ Bạn cảm thấy thích thú, thoải mái khi sắp xếp mọi thứ theo trình tự?
46/ Cảm cảm thấy thoải mái, tự tin giữa một đám đông?
47/ Bạn có thể kiểm soát tốt trước những thèm muốn và cám dỗ?
(Tôi tin một điều là rất ít các bạn hiểu rõ ngữ nghĩa của từ “cám dỗ” – ý nghĩa của nó mạnh và vi tế hơn “ham muốn – thèm muốn”. Hiểu được điều này, chúng ta sẽ có lựa chọn tốt nhất cho câu trả lời.)
48/ Bạn dễ dàng hiểu được những lý thuyết mới, những quy tắc, giả thuyết và nguyên lý trừu tượng?
49/ Bạn thường đặt mình đứng bên ngoài hơn là ở trung tâm.
(Không thích trở thành tâm điểm của một sự kiện hoặc tâm lý thích đứng bên ngoài hơn là ở giữa một căn phòng.)
50/ Khi giải quyết một vấn đề, bạn thường theo những phương pháp quen thuộc, tin cậy hơn là tìm kiếm những giải pháp, những cách tiếp cận mới?
51/ Khao khát phiêu lưu (hoặc muốn được thử thách và mạo hiểm) là một điều gì đó thôi thúc trong trái tim bạn?
52/ Khi xem xét một tình huống, bạn chú ý đến giải quyết tình trạng hiện tại hơn là những chuỗi hệ quả có thể kéo theo về sau?
53/ Khi giải quyết một vấn đề, bạn dựa trên những phương pháp khoa học, sự logic và cho rằng đó là cách tiếp cận hợp lý nhất, tốt nhất?
54/ Bạn cảm thấy khó khăn khi bày tỏ cảm xúc của mình?
55/ Những quyết định của bạn thường dựa trên cảm xúc nhất thời hơn là lên kế hoạch tính toán cẩn thận?
56/ Bạn thích dành nhiều thời gian để ở nhà một mình trong không gian yên tĩnh khi rảnh rỗi?
57/ Bạn cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc với những gì đã quen thuộc như những phương pháp cũ, những quy tắc và thông lệ như từ trước đến nay vẫn áp dụng như thế?
58/ Bạn dễ bị tác động, bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc mạnh?
(từ người khác hoặc chính bản thân mình)
59/ Bạn luôn tìm kiếm cơ hội, những thử thách mới?
60/ Như một nguyên tắc định sẵn, bạn lo lắng, bận tâm nhiều hơn vào những công việc hiện tại so với những dự án tương lai?
(Những công việc hiện tại chiếm tâm trí nhiều hơn là những dự định cho tương lai.)
61/ Bạn dễ dàng trao đổi, giao tiếp với mọi người trước những vấn đề, đề tài về tình hình xã hội?
62/ Luôn nhất quán, hiếm khi thay đổi thói quen?
63/ Bạn sẵn lòng tham gia chia sẻ và bày tỏ sự thấu hiểu, cũng như nói lên sự đồng cảm trong các vấn đề khi cảm thấy chúng gần như có chút gì đó (giống như là có) liên quan đến chính mình?
64/ Bạn dễ dàng nhận ra một sự việc, một vấn đề có thể đang tiến triển, diễn biến theo những hướng khác nhau?
KẾT QUẢ: